Phần 5: Đương đầu với biển cả

3. Bơi vào bờ
Thật lòng mà nói, biển cả mênh mông không phải là cái hồ gần nhà bạn. Bơi vào bờ thì cũng chỉ là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng bạn không còn lựa chọn nào khác. Thực chất bạn cũng nên xác định tư tưởng rằng tình thế đã bi đát lắm rồi khi bạn không có nổi 1 cái bè, không lương thực, không nước ngọt, bị mất nhiệt, mất nước, kiệt sức dần trong làn nước lạnh giá và quan trọng nhất : không ai cứu bạn cả … chết trong chưa đầy 1 ngày là điều sẽ xảy ra với bất kì ai. Còn nhắc đến lũ sinh vật biển ăn thịt như cá mập thì xa vời quá.
Nếu ai ngại mệt thì có thể buông tay để có một cái chết đỡ nhọc nhằn. Jack cuối cùng cũng thì đã chết.
Còn ai là mẫu “ người đàn ông chân chính” của Ben thì có thể đọc tiếp những dòng dưới đây :)
Hải lưu – sông trên biển ( các bạn có thể tra google để biết thêm đặc tính của nó ): nó có rất nhiều trên biển nhưng với sự rộng lớn của đại dương thì gặp được nó cũng là điều rất khó khăn. Nếu thực sự bạn may mắn gặp được nó hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó. Cũng dễ đến được hải đảo hay đất liền. Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những nơi như thế. Tuy đây là phương án của số phận nhưng cũng là một trong những chiếc chìa khóa cho sự sống của bạn. Nương theo dòng hải lưu cũng ít tốn sức hơn rất nhiều. Một số dòng hải lưu có nhiệt độ khá cao.

[IMG]

Sự giao nhau của các dòng hải lưu khiến cho màu sắc biển thay đổi: Có thể dễ dàng nhận ra dòng hải lưu hơn bằng cách quan sát màu nước biển. Thực sự thì ở trên biển nhận ra được dòng hải lưu bằng mắt thường cũng khá khó khăn ngay cả khi bạn ở trên tàu.
Tận dụng hướng gió để bơi: Không hi vọng nó thổi mình vào đất liền nhưng tiết kiệm được năng lượng. Chú ý là hải lưu thì thôi gió mà gió thì thôi hải lưu. Điều này chắc cũng chẳng cần phải nhắc vì bạn sẽ sớm nhận ra chúng vốn không đồng hành với nhau.
Nhìn mây tìm đất liền: Tỉnh táo nhìn tất cả những đám mây xung quanh bạn. Chú ý tất cả những gì có thể nhìn thấy. Các đám mây thường bị gió thổi trôi đi với tốc độ giống nhau rất dễ nhận ra. Nhưng bỗng nhiên bạn nhìn thấy một đám mây đứng yên ở 1 vị trí trong khi những đám mây khác đang chuyển động thì hãy nhằm hướng đó bơi tới. Đó chính là hải đảo.
Điều này được giải thích như sau : gió mang hơi nước và mây thổi liên tục trên biển. Khi gặp hải đảo là phần nhô cao hơn mặt nước biển, thậm chí là cao hơn nữa nếu hải đảo có núi non (rất thường gặp ) thì dòng hơi nước ẩm này bị cản lại và bốc lên trên cao. Lên cao chúng gặp khí lạnh và ngưng tụ lại thành mây, gió ẩm liên tục thổi đến và bị cản lại. Lại liên tục cung cấp hơi nước lên trên, tiếp tục gặp lạnh và ngưng tụ lại khiến cho đám mây phía trên hải đảo ngày một dày đặc hơn. Chúng sẽ đứng yên và tồn tại như thế hàng năm trời nếu gió vẫn thổi và cung cấp hơi nước liên tục. Những đám mây trên đảo này thường cao hơn các đám mây khác nhưng đây là điều không có giá trị lợi dụng khi ta nhìn từ dưới lên.
Tìm đất liền bằng chim biển: Ben có nuôi một con nhạn trắng châu Úc. Bạn nào đã đến Úc rồi thì chắc cũng biết giống nhạn này rất thân thiện và không sợ người, nó sẵn sàng đậu trên tay người mà ăn thức ăn trên đó. Điều quan trọng là nó có thể xác định được hướng của đất liền khi ở trên biển. Trên tàu của bạn có 1 con nhạn, khi mất phương hướng, bạn thả chim ra và để nó bay đi. Nếu thấy đất liền nó sẽ bay thẳng về phía đó, nếu không thấy nó sẽ bay đi một lúc và buộc lòng bay trở lại tàu. Con nhạn của Ben thì vô dụng rồi bởi nó dạn người quá, thả ra là nó bay về luôn và Ben cũng chưa cần phải định hướng bởi cái cách nguyên thủy như thế bao giờ.
Điều tôi muốn nói ở đây là hầu hết tất cả các loài chim trên biển đều có thể xác định chính xác hướng của đất liền. Chim báo bão (Albatross) có thể gặp ở cách xa đất liền tới 160km, các loại chim khác như hải âu, nhạn trắng từ 60 – 100km, chim cốc biển trong khoảng 40km và bồ câu biển từ 10km đổ lại, lúc này thì đã có thể nhìn thấy bờ bằng mắt thường.

[IMG]

Nếu bạn đang trôi dạt trên biển mà gặp một chú chim biển thì hướng bay của nó là hướng đất liền. Chỉ là không xác định được nó đang “bay ra” hay “bay vào” thôi. Nếu trời gần tối thì hướng mà nó bay tới chính là đất liền.
– Bạn may mắn gặp được những dấu hiệu của đất liền, hãy sử dụng tất cả sức lực còn lại của mình để di chuyển đến đó. Chú ý một điều là bơi trên biển không dễ như bơi ở sông hồ, vài con sóng có thể làm mọi nỗ lực tiến tới của bạn thành công cốc.
– Bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng, đây là cách bơi đỡ tốn sức nhất.
– Nếu sóng từ ngoài đánh về phía bạn dù ở đằng trước hay đằng sau. Hãy lặn một hơi tạm thời chìm xuống để nó đi qua rồi mới trồi lên bơi tiếp, bạn sẽ không bị nó tác động.
Cá mập tấn công: Nếu bạn bị thương và chảy máu thì rất dễ kéo loài cá sát thủ này đến. Chúng ngửi thấy mùi máu và ngay lập tức bị kích động. Đấy là lý do mà tôi khuyên các bạn giữ cho mình lành lặn khi tàu đang hỗn loạn. Tuy nhiên Ben nói với tôi loài cá này cũng có những điểm nhạy cảm mà khi ta tấn công vào đó khiến chúng sợ hãi và bỏ chạy. Đó chính là hai mắt, hai bên mang và hai lỗ mũi. Tấn công vào đó bằng ngón tay, bàn tay của bạn (không nên dùng dao hay các đồ vật sắc nhọn làm nó chảy máu, điều đó chỉ làm nó hăng tiết hơn thôi). Hi vọng là nó thấy bạn là đối thủ đáng gờm và bỏ đi.
Bình thường thì chúng rất hiền và không hề tấn công con người nếu không quá đói hoặc nhầm tưởng con người với một chú hải cẩu. Hàng năm số người chết bởi sét đánh còn nhiều hơn là bởi cá mập tấn công.

[IMG]
Bạn thấy không, hoàn toàn có những cơ sở hết sức vững chãi cho việc tin tưởng: bạn có thể bơi được vào bờ khi bỗng nhiên phải đầm mình trong làn nước đại dương lạnh giá. Khả năng quan sát, óc tưởng tượng và những kinh nghiệm quý báu sẽ là vũ khí lợi hại của bạn trong công cuộc đấu tranh giành lại sự sống này.