4 loại rắn cực độc trong rừng

Ea Kar viết về 4 sát thủ bóng đêm.

Thuộc loại rắn cực độc. Đó là Hổ Mang – Cạp Nong/Nia – Rắn xanh đuôi đỏ. Còn vấn đề sau khi garo có nên rạch vết thương hay không thì Kar không đề cập, bởi nếu gần trung tâm y tế thì cứ đưa đến. Nhưng các bác sĩ khuyên là đưa đến trung tâm y tế. Nhưng nếu trong rừng, cách cả ngày đường thì tùy mà rạch vết thương hoặc hái lá đắp thậm chí chặt tay để cứu mạng.

Rắn là loài bò sát, được chia làm hai loại là rắn độc và không độc. Trong đó rắn độc được nhận diện qua hình dáng như sau:

Đầu của rắn độc tương đối to, giống hình tam giác, cổ mảnh, đuôi ngắn, sau khi hậu môn tiết dịch thì bỗng nhiên trở nên nhỏ đi, vết đờm hiện rõ. Khi căn để lại hai vết răng nanh. Rắn độc có răng độc, một loại răng có rãnh để tiết ra nọc độc và một loại có răng hình ống rỗng để phóng ra nọc độc.

Nọc độc của rắn cũng được chia hai loại:
+ Nọc độc tác động lên hệ hô hấp.
+ Nọc độc tác dụng lên hệ thần kinh.

Nhận dạng triệu chứng từng loại rắn độc cắn người:
– Rắn hổ chúa:
Nếu bị rắn hổ mang cắn, tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (1 hoặc 2 vết răng), phù nề xung quanh vết cắn, chảy máu, hoại tử tại chỗ cắn ngay. Rắn hổ chúa cắn nạn nhân rất đau, có phù nề tại chỗ cắn rất dữ dội nhưng không thấy hoại tử, nạn nhân thường bị liệt hô hấp và liệt chi.
+ Rắn cạp nia:
Khi bị rắn cạp nia (rắn khúc đen, khúc trắng) cắn thì sụp mi mắt, giãn đồng tử, khó nói, khó thở, liệt hô hấp và liệt chi…
+ Rắn lục:
Rắn lục cắn, vết cắn bị chảy máu, sưng tấy nhanh, xuất huyết dưới da, chảy máu và có thể xuất huyết não, phù nề, gây rối loạn đông máu và hoại tử, kèm theo chóng mặt, lo lắng, sốc, suy thận cấp do tiêu cơ vân…

– Loại rắn đi theo ánh sáng
Loài rắn đen khoang trắng, Rắn này có tên là Cạp Nong. Còn loại vàng khoang trắng là Cạp Nia (có nơi gọi khác).
Rắn Cạp Nia có đặc điểm nổi bật nhất là đi theo ánh sáng vì ánh đèn thu hút nó. Vậy nên đi đêm các bạn nên cẩn thận là lâu lâu soi đèn ra đằng sau mà xem nhé! Không chỉ đi rừng, đi biển mà thậm chí đang đi ngoài đường, ven nhà cũng nên cẩn thận khi nghe tiếng loạc xoạc nhé! Còn nếu trong rừng thì đốt lửa thật to, chứ đừng đốt lửa hiu hiu. Cạp Nia sẽ mò tới. Rắn cực độc nên rất nguy hiểm tính mạng, những cây thuốc chữa trị đôi lúc cũng bị vô hiệu hóa.

– Rắn xanh đuôi đỏ
Rắn xanh có khá nhiều loại, có điểm chung là rắn xanh không to, so với những loài rắn khác thì nhỏ hơn nhiều. Khá dài, rắn xanh đuôi đỏ có đặc điểm riêng biệt là:
+ Thân hình to hơn rắn xanh bình thường hay thấy.
+ Đặc điểm dể phân biệt nhất là đuôi đỏ, cuối đuôi có màu đỏ.
+ Răng nanh thì khác chút là ngoài hai răng nanh hàm trên thì còn có hai nanh ở dưới, khá to và dễ nhận biết.
+ Đặc điểm nữa là rắn xanh đuôi đỏ có khả năng treo cây rất giỏi, chỉ cần một khúc thân nhỏ thì nó có thể treo trên thân cây yên lặng một thời gian dài, không cử động.
+ Rắn có màu xanh lá cây nên hay ở lẫn những nơi mát mẻ, thường thì rẫy ngô hay thấy nó.
+ Ban đêm là sát thủ cực độc nhưng ban ngày nó rất hiền, thậm chí rất ngu. Đặc điểm chung của rắn độc là ban ngày không nhìn thấy đường.
+ Chim bìm bịp rất thích ăn thịt rắn, nhất là rắn xanh.
Cũng chú ý là ban đêm đừng huýt sáo, vì tiếng rắn xanh ban đêm khi rít nghe giống tiếng huýt sáo, nó tưởng gọi bạn tình lại mò vô.

Rắn độc dễ gặp ở đâu và thời gian nào ?

+ Rắn chỉ đi săn mồi vào ban đêm, nên ban đêm là thời điểm dễ gặp rắn nhất. Ban ngày phần lớn rắn đều ở trong ổ, rất ít khi ra ngoài.

+ Thời điểm tháng 8-9 hàng năm là thời điểm rắn giao phối và đẻ trứng vào tháng 3-4. Đây cũng là thời điểm mà nọc rắn độc nhất trong năm.

+ Rắn chỉ cắn khi phải tự vệ. Vậy khi gặp rắn, hãy chủ động phát hiện và tránh xa. Thông thường rắn sẽ tránh nếu thấy người đến.

+ Không phải mọi cú cắn của rắn đều có nọc độc. Theo một nghiên cứu về loài rắn cho thấy, có khoảng 30% các cú cắn là không có độc mà chỉ mang tính tự vệ mà thôi. Tuy nhiên, 70% là quá cao nếu bạn chủ quan.

+ Bạn sẽ gặp rắn nhiều hơn ở những nơi ẩm ướt. Rắn là động vật bò sát lưỡng cư nên nó cần nước. Thường gặp ở ven sông, ven suối hoặc ở ngoài đồng. Tuy nhiên, bạn có thể gặp rắn ở mọi nơi, tùy từng loài nên hãy cẩn thận.

+ Mức độ độc của rắn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Những loài rắn sống ở môi trường càng khắc nghiệt thì càng độc. VD Rắn biển Belcher là loại rắn độc nhất trên trái đất. 1 miligram độc rắn này có thể giết chết hàng ngàn người một lúc. Ở lục địa thì có loại Taipan, nọc của loài này độc gấp 50 lần loài rắn hổ mang.

Kinh nghiệm để xua đuổi rắn:

+ Kinh nghiệm dân gian để xua đuổi rắn là có thể mang theo xả và tỏi. Đập dập nát đi, pha với nước rồi đổ xung quanh lều, trại. Rắn sẽ không đến nữa.

Nguồn: Ea Kar & Bổ Sung.