BOOM VÙI TRÊN NÚI BÀ ĐEN – TÂY NINH

Sài Gòn nóng bức và chật chội !
Tôi đến Sài Gòn đã ngót nghét nửa năm, công việc lại làm tôi mệt mỏi, căng thẳng. Tôi lại bỏ đi lang thang vài ngày, định làm chuyến Trekking ngược dòng suối trên núi Bà Đen, kiếm chừng ít thịt, gạo nếp vô đó làm thịt nướng – cơm lam. Tôi cũng chẳng mê leo núi, những chuyến đi rừng làm tôi thấy hấp dẫn hơn. Dù một ngày, chục ngày hay cả tháng tôi lại thấy thú vị.

3

Ấy thế mà lại leo núi, cơ bản thì Bà Đen chỉ là một ngọn núi còn lại là núi nhỏ là góp phần cho cái cheo leo. Nhưng Bà Đen khó Trekking bởi hệ thống khe suối rất ít, toàn đá trắng giăng đầy. Trở ngại lớn nhất cho những người mê Trekking. Núi Bà Đen thực sự thì khó leo hay không thì tôi cũng không rõ.
Nhưng lần đầu tiên leo, khi đi với Phi Vũ – gã dẫn đường tôi đi. Có vài đường lên đỉnh như đường Cột Điện, đường Ma Thiên Lãnh, đường Chùa. Phi Vũ dẫn tôi leo theo đường Cột Điện, nhưng khi leo đến cột 30, tôi thấy khó thở, cảm giác đến chua trong miệng rồi nôn thốc nôn tháo. Tôi bị sốc độ cao ! Và lần đó cũng lê lết hết 4 tiếng leo trong đêm mới lên đến đỉnh. Giữa đường, tôi đã định bỏ cuộc vì tôi là người chẳng ham leo núi. Với tôi, nó vô vị khi mà chỉ lên đỉnh là hết. Tôi thích lang thang trong những cánh rừng bạt ngàn, nếm vị rừng, nhìn những lá cây khô nằm dưới đất. Có thể nguyên, có thể mục nhưng đó là sự sống của rừng. Về với rừng như tôi về với nhà.

Tôi rủ thêm Tuấn Anh, đứa em mới quen. Phi Vũ rủ thêm một cô bé, lại thêm hai chàng thanh niên đi cùng – Phi Vũ rủ. Sáu người chúng tôi di chuyển từ Sài Gòn đến Tây Ninh, có ăn khuya ở thành phố Tây Ninh. Hết ba tiếng đồng hồ từ Sài Gòn đến Tây Ninh theo quốc lộ 22 qua Củ Chi, Hóc Môn.

10h chúng tôi đã đến chân núi. Vô gữi xe ở nhà cô Năm Sơri. Gọi là cô Năm Sơri có lẽ nhà cô có cây Sơri to bự nằm trước sân nhà, cô chuyên giữ xe cho những người leo núi đến đây.
Chúng tôi chuẩn bị đồ đạc rồi bắt đầu leo, những khúc đường đầu tiên đi khá tốt. Chừng đâu được nữa tiếng sau. Chàng trai thứ nhất đã gục ngã, cậu ấy xin dừng lại chuyến đi. Hết lời động viên nhưng cậu vẫn xin rút, Phi Vũ lại đưa cậu xuống núi, chúng tôi ngồi chờ Vũ lên để tiếp tục cuộc hành trình.
– Muỗi nhiều quá à ! Ái Tâm, cô gái đi cùng thốt lên.
– Muỗi háo sắc đó em, tụi anh con trai có sao đâu. Tôi chen thêm.
Ái Tâm đánh nhẹ tôi, tôi chen thêm câu nữa.
– Nhưng tiếc là con muỗi bị mù, chứ nó có mắt sao nó chích em.
Cả đám cười phá lên, vang cả một góc rừng.
Từ đây, phóng tầm mắt có thể thấy một thị trấn nhỏ phía xa xa, khung cảnh về đêm thật đẹp, khung cảnh rừng khuya vốn đã yên bình. Ngã người nằm trên mõm đã, tôi cảm giác vài gợn gió lướt qua bên tai.

Phi Vũ đã lên lại, chúng tôi lại tiếp cuộc hành trình. Leo đêm, thứ quan trọng nhất là đèn pin. Những bước chân lại mệt nhọc lết qua những mõm đá. Màn đêm vẫn yên ắng mang cái vị của rừng. Khi leo được nửa chặng đường, có lẽ cả bọn đã thấm mệt. Lê lết những bước chân nặng nề, hai bắp chân mệt mỏi đến lạ kì, tất nhiên những lúc ấy. Ai cũng ngĩ đến chiếc giường ấm áp ở nhà. Chàng trai thứ hai trong nhóm đã đuối sức, cậu ngồi thừ xuống thở dốc. Chúng tôi lại dìu cậu đứng dậy bởi đang mệt, hơi thở gấp, tim đập nhanh mà ngồi thì khá nguy hiểm.
– Giờ đã sắp đến đỉnh rồi, em gắng lên ! Ái Tâm động viên
– Giờ là em xác định ở đây một mình hay là lên đỉnh dựng lều, đốt lửa nghĩ ngơi rồi mai xuống ?

Cậu ấy mới lần đầu đi, nghĩ tới cảnh ở giữa rừng khuya một mình, cậu sợ. Ai lần đầu chả vậy. Cậu lại tiếp tục, những bước đi vẫn nặng nề.
Đồng hồ đã dần điểm 12h khuya, đâu đó dưới chân núi. Tiếng gà gáy canh đầu đã vang lên, văng vẵng reo trong gió.

Lại nói về đường Cột Điện vì đây chính là đường dây điện chạy lên trên đỉnh, trên đó có một quân sự, trước đây chính con đường này là con đường vận chuyển xi măng, lương thực cho việc xây dựng căn cứ. Bà Đen ngày xưa là một chiến trường khốc liệt, Mỹ đã huy động nhiều xe tăng, pháo hạng nặng bắn phá bộ đội ta ở trong. Núi Bà Đen có khá nhiều hệ thống hang đá, nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Qua các cuộc tấn công, ta đã đẩy lùi các cuộc tấn công của địch.
Tổng số cột từ chân núi lên đỉnh là khoảng 100 cột, có những chổ cột nhiều – nhưng cũng có những chổ các cột nằm khá xa nhau. Khi chúng tôi leo đến cột thứ 80. Nghĩa là sắp đến gần đỉnh. Chỉ qua đám le xõa cành và trảng cỏ gianh là đã thấp thoáng thấy ánh đèn le lói trên đỉnh. Nhưng cũng đoạn này là đoạn khó đi vì rất dốc, đá ít toàn đất nên dể bị trơn trượt.

Cuối cùng thì cũng đặt chân lên đỉnh, các anh em leo núi đã đặt chân đến từ lâu. Chúng tôi bắt đầu đốt lửa, lấy thịt ra nướng. Ngồi trò chuyện nhâm nhi ít rượu mang theo đến hai giờ, rồi cùng đi ngủ. Chẳng có lều mang theo, tôi lấy áo mưa ra trải nhằm tránh hơi đất. Trời đã bắt đầu chuyển lạnh, sương bắt đầu xuống. Gần rạng sáng thì ướt luôn cả tấm áo đắp trên người. Tôi rên lên khe khẽ, thực sự thì rất lạnh.
Tảng sáng, khi mặt trời vẫn chưa lên, tôi trở mình tỉnh dậy. Hí hoáy nhóm một đống lửa nhỏ, khi lạnh trong rừng, lửa là thứ giữa ấm tốt nhất !
Bàn tay tôi xuýt xoa vì lạnh.

Tầm 8h sáng, chúng tôi bắt đầu thu dọn để xuống núi. Chúng tôi di chuyển theo đường ống nước. Đó là một khe suối nhỏ, chảy từ trên đỉnh ngang qua ngôi chùa ở phía dưới chân núi. Đường ống nước có nhiều đoạn khá dốc và nguy hiểm, phải bám cành, gốc cây mà đi.
Khi chúng tôi di chuyển được hai phần ba quảng đường, Tuấn Anh có vẻ đói. Tôi bảo cậu ta lấy gạo ra nấu mà ăn – đó là gạo nếp tôi mua để làm cơm lam nhưng leo núi lên không làm. Phi Vũ lấy bếp ga dã chiến ra, bếp đó khá nhỏ và tiện. Cả bọn cởi áo nhảy xuống dòng suối tắm, nước từ khe suối chảy ra mát lạnh.

Tôi ngồi trên một mõm đá lớn, đôi tai tôi bắt đầu nghe những chuyển động rừng, tai tôi thính lắm ! thường thì tôi nghe bằng tai trái. Những lúc yên bình, một chiếc lá rơi tôi cũng nhận biết được. Đôi mắt tôi nhìn quanh, đó là thói quen quan sát của tôi. Khi Trekking, tôi thường cảnh giác vì những nguy hiểm luôn rình rập quanh mình.
Bổng ! Tôi thấy một vật lạ tròn nằm khá gần tôi, chỉ cách vài bước chân. Tôi nhìn kĩ, lúc đầu nghĩ là hòn đá bị bào mòn bởi nước nhưng cũng không hẳn. Quả rừng gì chăng ? quả thì làm sao đến vậy. Tôi như nhìn thấy cả vết loang lỗ của gỉ sắt. Vật đó nằm cạnh con suối, bên những gốc rễ của cây Đùng Đình tán rộng.
Tôi gọi Phi Vũ
– Vũ ! đó là thứ gì vậy ?
Phi Vũ lại gần, tôi cũng lại gần. Nhìn kĩ thì đó là một quả bom Cam hay boom Bi gì đấy, di vật của cuộc chiến xưa. Quả boom vẫn chưa nổ. Nằm phơi giữa nắng mặt trời chiếu rọi.
Tôi chợt nghĩ, may là quả boom không nằm gần bếp, chứ với sức nóng. Có lẽ cả nhóm chúng tôi đã không đứa nào nguyên vẹn. Tốt nhất là không lại gần nó nữa, nhưng cũng không thể để đó. Nhỡ may có ai leo núi mà không biết. Giẫm phải thì sao ? Chẳng biết nên làm như thế nào cho phải. Sau đó cả nhóm quyết định để vậy, chụp ảnh lại rồi xuống núi căn dặn những người đi sau.

Nhóm chúng tôi lại tiếp tục di chuyển xuống núi, còn phải len lỏi qua những dốc đá, men theo con suối nhỏ đầy trơn trượt. Khi đi qua một đám dây leo có lá như củ Vạc, củ cũng vậy. Nhưng củ lại mọc trên thân, loài cây này tôi gặp khá nhiều trong rừng, nhưng chưa biết cây gì. Tôi có cái thú là mê tìm hiểu cây cối trong rừng. Sau này, tôi biết cây đó là cây Vạc Tím mà người dân miền núi ở Quảng Trị – dân tộc Bru Vân Kiều dùng để trị rắn cắn. Lá nhai nát đắp vô vết thương, củ thì cắt lát nhỏ. Ngày nhai ba lần, mỗi lần ba lát.

Tầm trưa, chúng tôi cũng đến chân suối, có ngôi chùa lớn tọa lạc ở đó. Là chùa Bà Đen, chúng tôi xin cơm ăn, những món cơm chay đã cứu rỗi chúng tôi khỏi những cơn đói bắt đầu gào nên những vết trong dạ dày. Đến đây, phải đi tầm vài trăm bậc thang nữa là xuống chổ gữi xe – cũng có nghĩa là chuyến leo núi đã hoàn thành.

Lấy xe, chúng tôi lại di chuyển về Sài Gòn. Về lại thành phố của hào hoa tráng lệ mà đầy bon chen chật chội, để lại rừng núi Bà Đen đứng yên sừng sững như chào tiễn biệt. Đó là lần thứ hai tôi leo núi Bà Đen !
Sau lần ấy, tôi còn leo thêm một lần nữa, lần này tôi đi một mình. Tôi cân bằng sức lại và đem theo ít đồ đạc, chỉ mang nước và những thứ thiết yếu. Tôi chạy một mạch lên núi. Chỉ nghĩ vài phút ở mỗi chặng, tôi rút gọn thời gian còn một nữa. Tôi thấy mình như trở lại là mình của trước đây, chứ không phải nôn như lần đầu. Mà cho bây giờ, đôi lúc nghĩ lại. Tôi cũng hiểu tại sao mình lại nôn nữa ! khó hiểu.

Tôi đã rời khỏi Sài Gòn một thời gian khá lâu, bởi tôi là một kẻ lang thang phiêu bạt thích nay đây mai đó. Nhưng đôi lúc ngồi nhớ lại, tôi lại nhớ Sài Gòn, xứ tráng lệ ấy ! Nhớ núi Bà Đen, nhớ những người đã cùng leo trong đêm.
Những bước chân ngày xưa tôi đặt lên đó liệu có còn hay đã bị gió mưa xóa mòn ?