Kinh nghiệm cầm máu khi ở trong rừng

Chào các bạn,

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm cầm máu khi ở trong rừng.

Khi ở trong rừng, leo núi hay trèo qua vách đá, hay chỉ đơn giản 1 phút giây bất cẩn làm mình xây xát, chảy máu,… cũng rất nguy hiểm. Nếu nặng có thể gây mất máu và ảnh hưởng đến tính mạng. Việc cầm máu ở trong rừng cũng giúp các bạn có thể xử trí với cả trường hợp bị mất máu, chảy máu do vắt cắn, đỉa bấu.

Kinh nghiệm này được chia sẻ bơi một người bạn của tôi khi đi rừng: Khi bị vắt cắn, đỉa cắn hoặc chảy máu mà không cầm được, hãy cạo thân cây sặt, lấy tinh sặt (bột màu xanh ngoài thân cây) rồi rắc lên vết thương, băng bó lại là vết thương sẽ cầm máu rất nhanh chóng. Sặt hay tre, ở rừng Việt Nam rất sẵn. Tầm cao núi có nhiều sặt vào khoảng khoảng 800-1000m mọc rất nhiều. Ngoài ra, nếu không có cây sặt, có thể cạo trúc hoặc tre đều được. Tuy nhiên tinh sặt là tốt nhất.

DSC_0028

Ở rừng bắc-trung-nam có một loại cây nữa, cũng rất tốt cho tác dụng cầm máu và chữa bệnh về tiêu hóa. Đó là cây cỏ lào.

Đây là hình ảnh cây cỏ lào:

Cây Cỏ Lào

Cây Cỏ Lào

Khi bị chảy máu, hãy hái lá cây và nhai trong mồm. Lấy lá cây đã nhai, đắp lên vết thương, vết thương sẽ nhanh chóng cầm máu.

Ngoài ra, cây này cũng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy, tiêu hóa, thức ăn lạ miệng.

Lưu Ý: Những kinh nghiệm trên chỉ trong trường hợp bạn không mang theo bông băng, thuốc đỏ. Mình vẫn khuyến khích các bạn nên chuẩn bị đầy đủ cho mỗi hành trình.